Cây huyết dụ
Cây huyết dụ không chỉ là loại cây cảnh được ưa chuộng mà còn có rất nhiều tác dụng chữa bệnh.
- Mô tả
- Đánh giá (0)
Mô tả
Cây huyết dụ còn tên gọi là phật dụ, thiết thụ, chổng đeng, co trướng lậu, thuộc họ loa kèn thường được trồng làm cảnh do có màu lá rất đẹp.
Đặc điểm:
Có hai loại cây huyết dụ, loại lá đỏ cả hai mặt và loại lá đỏ một mặt còn mặt kia màu xanh. Cây huyết dụ là cây bụi có thân nhỏ cao cỡ 1-2m. Thân cây mảnh to bằng ngón tay cái. Lá mọc tập trung ở ngọn, không có cuống, hẹp, dài 20-35cm, rộng 1,2-2,4cm, màu đỏ tía; có loại lá mặt trên màu đỏ, mặt dưới màu xanh. Hoa mọc nhiều trên đỉnh nách lá, hoa nhỏ, có màu đỏ nhạt đến màu tím, ít khi có màu vàng, mọc thành chuỳ dài ở ngọn thân thường nở hoa từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. Quả của cây huyết dụ mọng chứa 1-2 hạt.
Cây huyết dụ là loại cây cảnh lá, thường được trồng ngoài trời, cũng có thể dùng làm cây cảnh văn phòng. Cây huyết dụ có tốc độ sinh trưởng nhanh, ưa khí hậu nóng ẩm và nơi có đầy đủ ánh nắng. Tuy nhiên cây vẫn sinh trưởng tốt trong điều kiện ít ánh sáng và thiếu sự chăm sóc thường xuyên.
Cách chăm sóc cây huyết dụ:
Đất: Cây huyết dụ thích hợp với hầu hết các loại đất, thỉnh thoảng nên bón thêm cho cây một ít phân bón giúp cây sinh trưởng phát triển tốt. Chú ý không bón phân vào mùa đông.
Ánh sáng: Cây huyết dụ thích hợp với độ chiếu sáng trung bình và cao từ 50-90%. Cần tránh ánh sáng mặt trời trực tiếp.
Nhiệt độ: cây phát triển tốt trong khung nhiệt độ 15-27oC, nhiệt độ thấp nhất mà huyết dụ còn có thể chịu đựng là 4oC.
Nước: Huyết dụ có nhu cầu nước trung bình. Khi thấy đất khô cần tưới nước cho huyết dụ.
Cây huyết dụ vừa trồng làm cảnh, vừa có tác dụng chưa một số bệnh như ho ra máu, chảy máu cam, viêm dạ dày, … Hãy gọi liên hệ với chúng tôi để có ngay cây huyết dụ trồng trong nhà hoặc trong văn phòng nhé.
Be the first to review “Cây huyết dụ”
Bạn phải đăng nhập để gửi phản hồi.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.